Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

[Review] Love Me Playing cards



Bộ bài "Love Me" được lấy ý tưởng từ chính chữ kí và chiến dịch của nghệ sĩ Curtis Kulig. Curtis Kulig muốn thiết kế 1 bộ bài dựa trên chủ để "Love me", cũng là chiến dịch cùng tên được phát động ở New York, Paris, Tokyo và Los Angeles.


Thông điệp "Love me" này được phủ sóng trong nhiều bức ảnh, trên nhiều tòa nhà trên thế giới. Và còn trên nhiều thương hiệu nỏi tiếng như Vans, OBEY, Urban Outfitters. Cái tên cũng đã 1 phần nói lên ý nghĩ của bộ bài, 1 bộ bài tuyệt vời cho ngày Valentine, để làm quà tặng (bạn gái), diễn cua gái, cũng có thể để tỏ tình chẵng hạn Plz "Love me"  :)



Love Me được sản xuất tại USA trên nền giấy FSC sản xuất từ gỗ rừng với mực chiết xuất từ thực vật.



Các chất bài dựa trên thiết kế truyền thồng (các lá Xì, các lá hình) và có biến tấu. Các lá Joker, Xì được thiết kế đơn giản, và đặc biệt lá Xì Cơ được đổi tên cho văn vẻ hơn 1 chút -The ace of love- Tông màu chủ đạo của bộ bài là mau đỏ mang đến sự ấm áp, quyến rũ :3


Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Theory11. Với sự hỗ trợ từ Michael James và Jonathan Bayme.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

[Review] Robotics Playing Cards

                                                                                                             "Robotics Deck sẽ đưa bạn                 đến tương lai"








Tương lai đang đến và bộ Robotic sẽ có mặt trong bộ sưu tập của bạn :) Bộ bài với thiết kế đẹp hoàn hảo các hình ảnh nhân vật thiết kế độc đáo, bạn sẽ đảm bảo hài lòng khi sở hữu nó trong tay. Robotic được in bởi USPCC. Hãy đến tương lai với những robot này bên cạnh bạn.




Mặt back của Robotics được thiết kế tinh tế, không mắc bất kì sai sót nào. thiết kế chủ đạo là black metal với các họa tiết sắp xếp hài hòa mang đến trải nghiệm gần giống như 3D.



Mỗi là bài đều được vẽ kĩ lưỡng và chi tiết nhất.



Quân đoàn Robotic style đang trong tầm tay bạn!

Các lá bài số có thiết kế rất cool, lạ mắt. và bố cục hài hòa. đường viền ở mặt face làm tôn vinh thiết kế chất bài đặc biệt là lá Aces






Cảm ơn đã theo dõi :3

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Bicycle Playing Cards (lịch sử các bộ bài Bicycle)



Bicycle Playing Cards là một trong những thương hiệu nổi tiếng và dễ nhận biết nhất trên thế giới. Với hình ảnh "thằng cha chạy xe dạp" (Bicycle) được biết đến bởi nhiều dân chơi ảo thuật, collectors cardists, florishers ... Bắc Trung Nam. Hôm nay mình mạn phép giới thiệu những bộ bài nức tiếng các thời kì mà không ai biết đến :3

Vintage Backs

                                                                                      1. Acorn (1891 - 1943)
   ( Xanh, Đỏ, Xanh Lá, Nâu)
   Bộ bài thiết kế dành cho ai yêu bắp và hay đói        bụng :3 Acorn màu nâu được tái bản trong              Heritage Series  của Theory11 năm 2012.







                                                                                         2. All Wheel (1907)
     (Xanh, Đỏ)
     Thiết kế toàn bánh xe dành cho người khoái            bánh xe.
     Được tái bản năm 2012 trong series deckso                                                                                                                           




                                                3. Angel

Được giới thiệu vào năm 1893, đây là một trong những bộ bài hiếm về màu sắc (Xanh, Đỏ, Xanh Lá và Nâu). Đây là một trong những bộ bài với thiết kế không có biểu tượng xe đạp. Theo mình thấy thiết kế bộ này khá cổ điển và rườm rà.






4 Arizona Plaid

Được giới thiệu vào năm 1906 (Xanh Lá, Xanh, Đỏ, Nâu)
Năm 2012, Dan and Dave tái xuất bản với sự hợp tác thương hiệu "U.S. Regulation Playing Cards" trong set "Striking Arizona Red" và "Casual California Blue."
                                           






 5. Auto No.1
Giới thiệu năm 1901.Một cái tên khác là "Locomobile."  (Đỏ, Xanh, Xanh Lá và Nâu)





Giới thiệu năm 1904  (Đỏ và Xanh)
Cải tiến lớn nhất chắc là thêm 1 người trên xe và xe được cái tiến :)
     
   Be continue....



Playing Card History (Lịch sử bộ bài Tây) "Cards can be whatever you want them to be"


Nguồn Gốc

Bài lá có một lịch sử phong phú và bí ẩn. Trong khi nhiều sự kiện nhắc đến nguồn gốc của Bài lá, thì một vài chi tiết về việc làm sao để tạo ra hình hài lá bài như chúng ta thấy ngày nay đó là một vấn đề gây tranh cãi. Một trong những vấn đề đó là chất liệu làm bài là bằng giấy, nó là chất liệu dễ hư hại theo thời gian, nên rất khó để tìm thông tin về bản gốc của Bài lá, vì chúng hầu như không còn tồn tại

Ví dụ đầu tiên là các Bộ bài lá được cho là xuất hiện ở Ba Tư, Ấn Độ, Ai Cập nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng Bài Lá đầu tiên có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc cùng với các trò chơi như Dominos và Majong. Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy và kĩ thuật in ấn và có những dấu vế người ta tim được từ năm 1924. Có những nét tường đồng trong cách chơi cũng như hình ảnh cách đây 800 năm về trước !

Một số sử gia khác lại cho rằng, bài lá có nguồn gốc từ Ba Tư, sau đó được lan truyền sabg đông Ấn Độ, Trung Quốc, rồi đến Tây Ai Cập cuối cùng là đến Châu Âu.

Thiết kể của bài lá từ Châu Âu có hình thức giống với thiết kề của Ai Cập thế kỉ 14. Người ta tin rằng bài lá được du nhập vào Châu Âu cũng do thương mại với Ai Cập, có khá là nhiều điểm tương đông trong hình dánh bộ bài thời kì này với thời kì hiện đại, bộ bài cổ đại cũng có 4 chất bài. Chỉ khác biểu tượng Swords ( kiếm) được thay bằng biểu tượng Space (bích), Sticks (gậy) được thay bằng Clubs (chuồn), còn 2 chất còn lại là Coins và Cups thì thường được tìm thấy trong các bộ bài xuất phát từ Ý và Tây Ban Nha. Mỗi vùng lại có những thiết kế bài Tây khác nhau mang đậm nét văn hóa và phong cách riêng, Như thiết kế bộ bài của người Đức bao gồm 4 chất Acorns ( Rô) Hawk Bells (Chuồn), Hearts (Cơ) và Leaves (Bích) tượng trưng cho sự tự cao và yêu thiên nhiên của họ.

Sự xâm nhập và phát triển

Sau khi bài Tây được du nhập vào Nam Âu, bài Tây được lan truyền khắp Châu Âu một cách nhanh chóng, dân chơi ví von như là "sự xâm lược của bài Tây". Với sự linh động, nhỏ gọn và nhiều kiểu chơi bài, bài Tây được cách binh lính mang đi ra mặt trận gián tiếp phổ biến bài Tây đến nhiều nơi trên thế giới. 

Những bộ bài đâu tiên không có lá Queen ( đầm) điều này phản ảnh về thời điểm lịch sử khi người ta còn mang nặng "trọng nam khinh nữ". Những bộ bài đầu tiên có hình ảnh là King và 2 "Marshalls" (cận thần) không có Queen trong thiết kể. Kể cả đến ngày nay những nơi như Ý, Tây Ban Nha, Đức, Pháp 3 chất hình đều là Nam (không có lá đầm).

Bộ bài truyền thống có 2 màu phổ biến đó là đỏ và đen, nó đều được phát minh ra ở Pháp. với thiết kế đơn giản 2 màu làm tăng khả năng tương tác và dễ nhìn hơn. Màu sắc đỏ đen đã được quy ước từ thế kỉ 15 cho những bộ bài truyền thống, những quy ước này hầu như không thay đổi qua hằng trăm năm, điều này có nghĩa là những bộ bài mà bạn đang sử dụng có những quy ước đã lập đi lập lại qua hàng trăm năm! 
Giá trị và sự ảnh hưởng

Ban đầu bài Tây được làm hoàn toàn bằng tay, nên giá cả đắt đỏ và chỉ có giới thượng lưu mới có khả năng sử dụng. Khi kĩ thuật in ẩn phát triển, bài Tây dần phổ biến đến nhiều người hơn với giá thành thấp chất lượng tốt hơn và dễ mua hơn. Đến cuối thế kỉ 14, bài Tây lan tỏa một cách chóng mặt vì cách chơi của nó rất đa dạng và được nhiều người ưa chuộng bài Tây như một thú vui tiêu khiển và cờ bạc. Nhiều người lo lắng rằng cờ bạc gia tăng đồng nghĩa với việc giảm mức độ đạo đức của các tầng lớp thấp trong xã hội. Điều này làm cho chính quyền đẩy mạnh việc kiểm soát mua bán và sử dụng bài.

Ban đầu những nhà thờ cơ đốc giáo không có thiện cảm với bài Tây. Họ cho rằng bài Tây là hiện thân cho sự không trung thực, cái ác, sự tha hóa về đạo đức, con người sẽ đánh mất bản thân nếu sử dụng nó.

Năm 1376 bài đã bị cấm ở Florence (thành phố lớn của nước Ý). Hai năm sau đó, cờ bạc bị cấm tai nước Đức. Trong thế kỉ 15, Bài Tây bị cấm bởi quốc hội, chỉ được sử dụng trong 12 ngày kể từ Giáng Sinh. Trong thế kỉ 16, vua Henry 8 nhận thẩy bài Tây làm mất sự tập trung của quân lính trong quân đội. Và đến thế kỉ 17, những người thiết kế bài đã kiến nghị nhà vua về điều lệnh cấm bài Tây. Vua Charles l đã thông qua điều lệ 1628 và công ty The Worshipful Company of Makers of Playing Cards ra đời và trường tồn đến ngày nay trong việc sản xuất, thiết kế và phân phối bài.

Một vài ứng dụng khác                                                                                                 Bài Tây có rất nhiều kiểu chơi bài. Trong một thời gian dài, các ấn bản thường chỉ được in mặt hình và mặt lưng để trống ( vì để mặt lưng trống sẽ tiếp kiệm được giấy và mực in). Mặt khác các nhà sản xuất còn tận dụng mặt lưng để in coupon, thư tình, thư mời, kể cả tiền tệ.
Vào thế kỉ 18, các bà mẹ ở Hà Lan để lại tin nhắn trên mặt sau của lá bài để xác định đứa bé bị bỏ rơi. Nếu lá bài bị xé 1 nửa có nghĩ là người mẹ của đứa bé sẽ trở lại trong tương lai với mảnh bài còn lại và bồi thường cho người nhận nuôi đứa bé. Còn nếu không có lá bài có nghĩa rằng người mẹ đã hoàn toàn bỏ rơi con mình và không trở lại.

Hội kín và những bí mật ẩn dấu

Nhiều người cho rằng nguồn gốc của bài Tây là từ những hội người bí ẩn, họ cho rằng những hình ảnh trên lá bài, áo giáp, vũ khí, trang phục mang một ý nghĩa thần bí nào đó.

Một giả thiết rất phổ biến đó là bài Tây là sự tương quan của thế giới tự nhiên. Có 4 bộ trang phục ( tương ứng với 4 chất), cũng tương ứng với 4 mùa trong năm. Có 52 lá bài tượng trưng cho mỗi tuần trong năm. Có 13 lá bài mỗi chất tượng trưng cho 13 chu kì của mặt trăng.

Nhiều triết gia cho rằng Freemasons (Hội tam điểm, Ai cập) giấu thông điệp bên trong mỗi lá bài. Ví dụ: Lá bồi cơ dường như đang cầm cây gậy Acacia -được sử dụng trong các nghi lễ Masonic- lá Đầm cơ đang nắm giữ hoa hồng một vật biểu trưng của hội.... có rất nhiều giả thiết xung quanh nguồn gốc của bộ bài Tây nhưng hầu như chưa có giả thiết nào xác đáng. Nên rất khó để chứng minh hay bác bỏ giả thiết nào. Sự tồn tại của những giả thiết này chứng tỏ tầm quan trọng và ý nghĩa của bài Tây trong văn hóa ở nhiều vùng miền.

Vẻ đẹp huyền bí

Bộ bài là thứ vừa đơn giản vừa phức tạp. Nhỏ, dễ mang theo, nhiều màu sắc là một trong những đặc tính của bài Tây. Sự phong phú trong cách chơi và kĩ năng đã mang đến cho bài Tây sức hấp dẫn vô cùng lớn. Khi bạn chơi bài, bạn chỉ biết những con bài trong tay đó là điều bí mật đối với những người chơi con lại. Sự thú vị nằm ở chỗ bạn phải suy luận, xây dựng chiến thuật để chiến thắng đối thủ với những nước đi bí mật. "Cards can be whatever you want them to be"














Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

The Big List of tutorials for beginners! (nguồn reddit)


Đây là bài viết tổng hợp các moves nên tập cho beginners của nick name Splitlimes trên trang reddit.com, mình thấy nó hữu ích nên dịch lại mong các bạn ủng hộ.

Basic moves 
Đây là những moves thông dụng và rất hữu ích cho những ai mới bắt đầu. 

One Handed Cuts (Kĩ thuật Cut 1 tay)
  • Scissor Cut - 1
  • One Handed Revolution - 1 2 
  • Revolution 2 - Part 1 Part 2 Part 3 (Đăng nhập FB và like page của The zvirt để xem tut nhé)
  • L-Cuts - 1 ( L cut kĩ thuật đẹp, đơn giản dễ chơi dễ trúng thưởng :)
  • Achiral - 1 ( Kĩ thuật khó hơn 1 chút.)
Fans
Two Handed Cuts ( Cut bằng 2 tay hoặc sử dụng phổ hợp 2 tay để cut)
Two Handed Cuts là một phần của Cardistry. Những gì bạn tập đầu tiên sẽ cực kì khó và gian nan, có thể sẽ phải tiêu tốn hàng tuần hoặc hàng tháng để làm cho kĩ thuật của bạn nhanh hơn và mượt hơn.Không có cách nào làm cho nó đơn giản hơn mà bạn phải thực sự nhảy vào luyện tập. một vài tips thông thường bạn nên biết:Chia Cut bạn muốn tập thành nhiều phần phân tích và luyện tập với từng phần đó. Nếu cầm cả bộ bài khó quá cho bạn thì hay bắt đầu tập với một nửa bộ bài, và một nguyên tắc quan trọng, bạn phải tập cho smooth (nhuyễn, mượt) trước khi nâng tốc độ.
Bắt đầu với 3 cut của Kevin Ho
  • KFC 1
  • Sybil 947 Tutorial 2
  • Totally Bogus! 3
Hai kiểu cut tiếp theo khá đơn giản và ấn tượng
  • Three packet cut 1
  • The WERM 1 Đậy là classic Dan and Dave cut trong đĩa the system.
Bạn nhất thiết phải học sybil, một moves cũ nhưng nó rất nổi tiếng. Tôi tốn 1 tuần để tập nó.
Miscellaneous Moves (mấy move linh tinh)
I need more!
Trên internet có khá nhiều nguồn về cardistry các bạn có thể tham khảo thêm nhé

Thời gian luyện tập (Ảo thuật, Cardsitry) của bạn là bao lâu?



Dimitri Arleri


"Thực khó để nói chính xác thời gian luyện tập vì nó thay đổi theo từng ngày. Khi mới tập tôi dành 6 đến 8 tiếng mỗi ngày. Đôi lúc có những ngày lười :3 Nhưng đến hiện tại khoãng thời gian chính xác nhất là từ 1 đến 2 tiếng 1 ngày. Đôi lúc tôi không chạm vào bộ bài 1 đến 2 tuần nhưng những khoảng thời gian như vậy là rất hiếm."




Michael James
"Có rất nhiều người hỏi tôi câu này và rất khó để trả lời. Khi mới tập Cardistry tôi dành khoảng 6 đến 8h mỗi ngày để luyện tập. Và bậy giờ tôi thường dành mỗi ngày 2 tiếng để luyện tập và 2 tiếng luyện tập trong lúc ngủ. Chính xác tôi tập luyện khi ngủ (just kidding)"




Andrei Jikn

"Tôi thường dành 10h+ luyện tập trong suốt 3, 4 năm nay. Hầu như lúc nào tôi cũng có bộ bài trên tay, cảm giác rất thú vị."








Mique Roman

"Tôi có thời gian cho luyện tập, nếu quá bận tôi thường sẽ dành một chút thời gian cho luyện tập bài. Chủ nhật là ngày của tôi, tôi phát triến được nhiều moves mới vào ngày chủ nhật. Tôi không thường luyện tập một khoảng thời gian cố định, thương là 1h/ ngày. Cuối tuần thì có thể tập lâu hơn, nếu đôi lúc tôi có ngày nghỉ tôi có thể dành cả ngày"







Jeremy Tan - The Virt's team

" Tui tập luyện khá nhiều. Và hầu như tôi không đếm thời gian tui tập :))"







Kris Calma



"Tôi thường dành ra 7 đến 10 tiếng để luyện tập liên tục. Lúc nào cũng có sẵn bài trong túi, tôi tập luyện mọi lúc mọi nơi có thể"








Tashfiq Alam

"Tôi thường luyện tập khi buồn ,đôi khi tôi luyện tập cả ngày,  tối không có thời gian cụ thể cho việc luyện tập. Tôi thích luyện tập theo cách ngẫu hứng vì nó mang đến nhiều ý tưởng và sáng tạo hơn."





Dan and Dave Buck

"Khi còn học trung học chúng tôi thường dành 8 đến 10 tiếng một ngày đề luyện tập, 8 tiếng luyện tập tức là 8 tiếng luyện tập không ngừng nghỉ"